WebQuest

Tạo Game với Python

Làm game với Python

20181214035216uMyPa.png

I.Tài liệu học tập

- Các em truy cập trang web Bài 7: Cấu trúc rẽ nhánh, các em sẽ nhận được yêu cầu đăng nhập các em sẽ nhận thấy có nhiều tab đề mục, các Tab này sẽ dẫn các em đến với từng nội dung cụ thể.

- Các em sẽ được chúng tôi cung cấp tài khoản và mật khẩu của khóa học(email: [email protected], pass: dinh8426). 

II.Bài tập

Bài 1:

Trung tâm tin học ĐHSP TPHCM vừa cho ra mắt hệ thống tính điểm kinh nghiệm tốc độ gõ máy đi kèm các danh hiệu cho học viên vào ngày 24/11/2018.

Theo cách tính mới, mỗi bài tập sẽ có các cấp độ: cơ bản, trung bình, nâng cao, khó; tương ứng với các số điểm 10, 20, 30, 40. Học viên sẽ được cộng điểm kinh nghiệm tương ứng khi gõ đúng 100% số kí tự bằng 10 ngón của bài đó.

Danh hiệu học viên sẽ được đặt tùy theo kinh nghiệm mà học viên đó đạt được. Cụ thể:

Cấp độ

Mốc điểm kinh nghiệm

Level01

1-999

Level02

1000-3499

Level03

3500-6999

Level04

>=7000


Cho trước số bài gõ được của học viên theo từng cấp độ. Hãy tính toán điểm kinh nghiệm và xem học viên đó đang đạt danh hiệu nào.

Dữ liệu đầu vào: gồm 4 số nguyên dương (không lớn hơn 500) lần lượt là số bài gõ được theo cấp độ cơ bản, trung bình, nâng cao, khó.

Dữ liệu đầu ra: gồm 2 dòng
- Dòng đầu tiên ghi lại điểm kinh nghiệm của học viên.
- Dòng thứ hai ghi cấp độ của học viên đó (không dấu).
Ví dụ:


Input

Output

30 
20 
35 
45 

3550 
Level_03 



Bài 2:

Các giải đấu thể thao quốc tế luôn dành một phần thưởng lớn cho các đoàn có thứ hạng cao. Có hai cách để xếp hạng các đoàn: 

Cách 1: 
Đoàn nào có tổng số huy chương lớn hơn thì xếp trên 
Cách 2: 
Đoàn nào có nhiều huy chương vàng hơn thì xếp trên, nếu bằng nhau thì xét đến huy chương bạc, nếu bằng sẽ xét đến huy chương đồng. 

Việt Nam và Thái Lan là hai cường quốc thể thao ở Đông Nam Á. Cho biết số lượng các huy chương của hai đoàn này cùng cách xếp hạng của ban tổ chức, hãy cho biết đội nào xếp trên. 

Dữ liệu đầu vào: 
Dòng đầu tiên chứa 6 số nguyên không âm (không vượt quá 200) ghi lại số huy chương vàng, bạc, đồng của Việt Nam và số huy chương vàng, bạc, đồng của Thái Lan 
Dòng tiếp theo chứa một số nguyên duy nhất 1 hoặc 2 ghi lại cách xếp hạng của ban tổ chức. 

Dữ liệu đầu ra: 
Nếu Việt Nam xếp trên thì xuất ra "VN". 
Nếu Thái Lan xếp trên thì xuất ra "TL". 
Nếu không phân định được thì xuất ra "TIE".

Ví dụ:


InputOutput

20 15 30 12 24 35
1

TL


InputOutput

20 15 30 12 24 35
2

VN

Link tham khảo cấu trúc rẽ nhánh ( Để xem tham khảo tài liệu các em chọn link và đăng nhập với email: [email protected] và password: dinh8426)

  1. Câu lệnh điều kiện và các phương thức với chuỗi.
  2. Câu lệnh điều kiện và các thao tác với phép so sánh.
  3. Câu lệnh điều kiện và So sánh chuỗi elif và chuyển đổi kiểu dữ liệu.
  4. elif và chuyển đổi kiểu dữ liệu
  5. Điều kiện lồng

Bài 3:

Hàng ngày vào mỗi buổi sáng sớm, Tèo thường rủ Tý ra công viên chạy bộ. Vào một ngày nọ, Tèo thấy vui nên muốn chơi một trò chơi nhỏ với Tý. Tèo chọn 3 gốc cây trong công viên, 3 gốc cây này tạo thành một hình tam giác như hình vẽ (Khoảng cách giữa các cây với nhau là tùy ý):

Tèo sẽ bắt đầu chạy từ A đến B, rồi từ B đến C, rồi lại quay về A. Cứ chạy tiếp như vậy. Mỗi giây Tèo chạy được 1 mét. Tèo đố Tý rằng sau t giây kể từ lúc bắt đầu chạy, Tèo đang ở vị trí nào? (Câu trả lời chỉ là ở A, B, C hoặc trên quãng đường AB, BC, CA) 
Bạn hãy giúp Tý trả lời câu hỏi này nhé!

Dữ liệu đầu vào:
Dòng 1: 3 số nguyên dương là khoảng cách giữa 3 gốc cây (mét). Lần lượt theo thứ tự là AB, BC, CA (mỗi số cách nhau một khoảng trắng). 
Dòng 2: số nguyên dương t - thời gian Tèo sẽ chạy. 
Dữ liệu đầu ra:
Vị trí của Tèo sau t giây (tại A, B, C, hoặc là trên đường AB, BC, CA) 

Ví dụ:


InputOutput

15 10 20
32

CA


Input

Output

15 10 20
25

C

Link tham khảo cấu trúc rẽ nhánh ( Để xem tham khảo tài liệu các em chọn link và đăng nhập với email: [email protected] và password: dinh8426)

  1. Vòng lặp "while"
  2. Vòng lặp logic
  3. Vòng lặp "for"
  4. Vòng lặp lồng nhau

BÀI TẬP CUỐI DỰ ÁN

VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC ĐÃ TÌM HIỂU VỀ CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ CẤU TRÚC LẶP KẾT HỢP VỚI CÔNG CỤ MÔ PHỎNG ĐÃ NGHIÊN CỨU, HÃY XÂY DỰNG MỘT MINI GAME ĐƠN GIẢN.

THỜI HẠN NỘP BÀI : 2 TUẦN SAU KHI DỰ ÁN HỌC TẬP KÊT THÚC


Attachments


Web Link
  • LINK NỘP BÀI
    Description: Link này bao gồm những thư mục BÀI TẬP 1, BÀI TẬP 2, BÀI TẬP 3 và 2 MINI GAME mà học viên sau khi hoàn tất bài tập tiến hành nộp chính xác vào từng thư mục theo cú pháp : ĐỐI VỚI BÀI TẬP QUÁ TRÌNH: [2018]_[tenhocvien]_[maso]_[baitap_n] với n la số thứ tự bài tập. ĐỐI VỚI BÀI CUỐI DỰ ÁN: [2018]_[TENHOCVIEN]_[MASO]_[MINI GAME_n] với n la số thứ tự bài tập

The Public URL for this WebQuest:
http://zunal.com/webquest.php?w=397710
WebQuest Hits: 530
Save WebQuest as PDF

Ready to go?

Select "Logout" below if you are ready
to end your current session.